Abstracts
Vietnamese in their majority practice a syncretism of 3 religions,
namely confucianism, bouddhism, taoism and where ecology is omnipresent.
Following general introduction about ecology in section 1, section 2 discusses
about the ecological crisis of the world today, as it gets hotter, stormier,
crowded and less biodiverse. Section 3 addresses ecology from three perspectives
in the nature conservation:
-in Confucianism, we refer to the interrelation of Heaven, Earth,
and Humans which are the basis of all creatures: Heaven gives them birth,
earth nourishes them and humans complete them with rites and musi.
-in Buddhism, spirituality is based upon an ecology of mind and
body as well as environment. Compassion implies that all life forms are
mutually interdependent, thus we should not destroy the fauna and indirectly
the vegetation cover which constitutes their natural habitat. Insatiable
human deire will lead to the over-exploitation of natural resources. The
threefold path, namely morality, mindful awareness, wisdom as well as
living with no greed plays a central role in preserving biodiversity and
sustainability of resources. By the causal principle of interdependence,
all individual entities are relational and interconnected thus living
in harmony with nature is helping our Mother Earth from destruction.
-In Taoism, everything is composed of two opposite forces known
as Yin and Yang; the world is governed by the 5 following elements ( Water,
Metal, Wood, Soil, Fire) which interact and balance together under the
Dao supreme principle which is the natural course of everything. Overexploitation
of one of these elements is destroying the nature equilibrum, thus we
should cultivate the way of no-action and let nature be itself.
Section 4 discusses how to be in harmony with nature, and discusses
the concepts of ecological footprint and entropy.
Finally, in the concluding remarks in Section 5, the author mentions
that these 3 religious perspectives can make important contribution to
environmental ethics, helping people care more about our common Earth
which supports us.
1. Nhập đề
Sinh thái học dịch từ danh từ ecology. Chữ ecology, có gốc từ hai chữ
Hi Lạp: oikos (nơi ở) và logos (môn học). Cái nơi ở của con người có đất
mẹ, núi mẹ, sông mẹ, biển mẹ nhưng càng ngày nơi ở của nhân loại đang
đứng trước sự mất thăng bằng giữa tài nguyên thiên nhiên với con người,
gây ra phá rừng, ô nhiễm môi trường sống, gây nên sự thay đổi khí hậu,
tạo tiền đề cho các bất ổn của thế giới ngày nay.
Thế nhưng, hàng ngàn năm trước, triết học Đông Phương với 3 tôn giáo
chính là Nho giáo, Phật giáo, Lăo giáo đã suy ngẫm sâu xa về các vấn đề
này.Trong một thế giới càng ngày càng toàn cầu hoá, một thế giới phẳng,
đang phải đối đầu với sự biến đổi khí hậu, với ô nhiễm môi trường như
hiện nay thì các tư tưởng trong Tam giáo đáng cho ta suy nghĩ và từ đó
tìm lại được những chân lý bị bỏ rơi trong quên lãng.
Bài tham luận này nêu lên các vấn nạn môi trường do sự biến đổi khí
hậu trên toàn cầu, sau đó tìm hiểu tư tưởng Tam giáo trong vấn đề môi
trường.
2. Các biến đổi khí hậu do sự mất thăng bằng các yếu tố sinh
thái
Với cuộc cách mạng kỹ nghệ, loài người đã thụ hưởng được nhiều tiện nghi
vật chất như xe hơi, máy bay, vật liệu tiêu dùng. Nhưng huy chương có
hai mặt vì đằng sau các tiện nghi ấy thì khí hậu cũng thay đổi do những
khí độc như Co2 từ xe cộ, từ các nhà máy phun khói và thải các khí độc
trên bầu trời làm trái đất nóng lên. Các khí độc đó thường dược gọi là
khí nhà kiếng là vì khi các bức xạ mặt trời phản chiếu từ mặt đất lên
sẽ bị các khí độc này ngăn chận lại làm trái đất càng ngày càng nóng tương
tự như trong một nhà kiếng trong đó người ta trồng rau, trồng hoa ở các
xứ lạnh vào mùa đông.
Xưa kia, trên trái đất này dân cư không đông như ngày nay . Với tiện
nghi y tế cao nên tỷ lệ trẻ em chết lúc sơ sinh giảm đi rõ rệt nên ngày
nay dân số tăng nhanh:
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bòng bế nhau lên nó ở non (Tú Xương).
Dân số đông đòi hỏi năng lượng để nấu ăn, để đun nước, để tắm giặt.
Dân số đông đòi hỏi có nguyên liệu để làm nhà cửa, làm bàn ghế. Dân số
đông đòi hỏi nhiều nhà máy để sản xuất ra điện, ra vật liệu tiêu dùng.
Dân số đông đòi hỏi xe cộ di chuyển đi làm. Dân số đông đòi hỏi lương
thực mà muốn có lương thực trên đất càng ngày càng ít dần thì phải dùng
phân bón và muốn có phân bón lại phải có năng lượng và nguyên liệu từ
sản phẩm dầu hoả và hơi đốt.
Và năng lượng để sản xuất ra các tiện nghi là từ dầu hoả và hơi đốt, phát
thải các khí nhà kiếng làm khí hậu trái đất nóng dần gây ảnh hưởng lớn
đến sinh hoạt loài người mà sau đây là những hậu quả:
-dâng cao mực nước biển khiến cho những vùng thấp duyên hải sẽ bị ngập
và dân cư sẽ mất chổ ở. Riêng ở Việt Nam, các vùng thấp ven biển nhất
là miền châu thổ sông Hồng và châu thổ Cửu Long sẽ bị ngập, de doạ dến
an ninh lương thực vì lụt lội làm đê biển không chịu được khi nước biển
dâng;
-nước đại dương ấm lên cũng tạo nên nhiều cơn bão mạnh với sức tàn phá
khủng khiếp như ở Miến Điện tháng 5 vừa qua (2008), gây ra nạn lủ lụt,
kéo theo hàng chục ngàn người chết, phá hoại cả một vùng châu thổ trồng
lúa lâu nay . Dĩ nhiên mọi cái đều tương quan vì lủ lụt sẽ kéo theo nạn
nghèo đói vì lương thực sẽ khan hiếm.
Ý thức được việc này, ngay từ năm 1997, nhiều nước đã họp lại ở Kyoto
(Nhật Bản) để ký chung một thỏa ước nhằm giảm lượng khí thải CO2 và các
khí khác gây hiệu ứng nhà kiếng, sau này được biết là Nghị Định Thư Kyoto.
Trong Nghị Định Thư này cũng đòi hỏi các nước bớt sử dụng than đá, khí
đốt, xăng dầu chuyển sang năng lượng sạch như mặt trời, gió v.v.
Sau đây, ta sẽ lần lượt phân tích vài ảnh hưởng các bộ môn ấy trên tư
tưởng sinh thái để thấy các học thuyết Đông Phương luôn đề cao thiên nhiên:
3. Sinh thái học theo Tam Giáo
31. Sinh thái học trong Nho giáo
Trong lịch sử Trung Hoa, chúng ta biết rằng sau thời kì Xuân Thu Chiến
Quốc (từ năm 770 đến năm 220 trước Công nguyên ) kéo dài mấy trăm năm
đầy loạn lạc, tranh chấp thì vào đời nhà Hán muốn tái lập lại kỷ cương,
các danh nho đã đề nghị ra ba giềng mối là Tam Cương
(Quân, Sư, Phụ ) và năm đức của cá nhân gọi tắt là Ngũ Thường
(Nhân, Nghĩa, Lễ, Trung, Tín ). Riêng vũ trụ quan thì luôn luôn đề cao
sự hài hoà của 3 yếu tố Thiên, Địa và Nhân.
Thiên có nghĩa nôm na là ông Trời .. Khi nói về Trời,
ta nghĩ ngay đến bầu trời, mây , các sao ban đêm, gió thổi, tóm lại những
thông số về khí hậu, về trái đất : bão, lụt, động đất, núi lửa .Chẳng
thế mà người nông dân thường nhìn trời để cầu cho mưa thuận gió hoà
Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì cày cạn, nơi thì bừa sâu hoặc
: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống ,lấy ruộng tôi cày v.v.
Chữ Trời được nhắc đến mấy chục lần trong các câu Kiều; nó đồng nghĩa
với God, với đấng Tối Cao. 'Trời làm chi cực bấy Trời'; nhạc
sĩ cũng nói đến Trời: 'lạy Trời mưa tuôn, hạt mộng vươn lên'; 'trời
ươm nắng cho mây hồng'..
Địa có nghĩa là đất với sông, suối, hồ, ao, núi, rừng,
cây cỏ, cỏ cây, sa mạc, đất liền, biển cả
Và giữa hai cảnh giới Thiên và Địa là Nhân.
Nhân là người, nhưng phải hiểu theo nghĩa rộng là mọi sinh vật trên trái
đất.
Vào đời Hán, và đặc biệt dưới triều Hán Vỏ đế (140-87 trước Công nguyên
), Đổng Trọng Thư nhận rằng con người có địa vị trọng yếu, giúp sức trời
đất mà 'hoàn thành'vạn vật .Ông viết: 'Trời, đất và người là cái gốc
của vạn vật .Trời sinh vạn vật, đất nuôi vạn vật, người làm thành vạn
vật'. Quan niệm 'thiên nhân tương quan', 'thiên nhân
hợp nhất' là một đặc điểm của triết học Trung Hoa. Có hai nghĩa,
nghĩa thứ nhất là trời và người giống nhau còn nghĩa thứ hai là trời và
người 'thông' với nhau, nghĩa là quan hệ mật thiết với nhau. Trong nho
học, các câu như 'thiên nhân vô nhị' (trời và người là một),
'thiên tắc nhân, nhân tắc thiên' (trới là người, người là trời ), 'vạn
vật nhất thể' v.v. đều cho rằng thiên nhiên và con người có liên
hệ lẫn nhau cho nên cần giữ sự cân bằng vạn vật, 'đạt đến trung dung hài
hoà, trời đất nằm ở đó, vạn vật nhờ đó mà được nuôi dưởng vậy (chí
trung hoà, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên). Như vậy, theo Nho
học, con người phải hoà mình với vũ trụ, không cưỡng hiếp vũ trụ vì trung
hoà là luật điều hoà, luật quân bình của vũ trụ, nó chi phối mọi hoạt
động từ trời, đất đến vạn vật và con người .
Thiên cũng còn có nghĩa những đấng tối cao, vô hình . Quan niệm Thiên
Địa Nhân kéo theo các khái niệm như làm việc gì cũng phải Thiên thời,
Địa lợi, Nhân hoà . Nếu có tai ương thì có Thiên tai như bảo lụt, hạn
hán, Địa tai như động đất, đất chuồi, Nhân tai là các tai ương do người
tạo ra như phá rừng v.v. Như vậy, về vủ trụ quan, cái tam thức (trinome)
như Thiên Địa Nhân có hàm ý rằng nên sống theo 'đạo trời' hay 'thiên đạo'
tức phải sống hài hoà với trời và đất . Suy ra thì ngày nay, vì con người
đã không tôn trọng bầu trời nên đã xảy ra nhiều biến đổi khí hậu, gây
ra tai trời ách nước và cũng vì con người không tôn trọng trái đất nên
đã có những hiện tượng như sa mạc hoá, khủng hoảng lương thực.